Yêu thương hay tổn thương

(Đã chỉnh sửa từ bài gốc ở   https://www.facebook.com/notes/linh-ngoc-vu/y%C3%AAu-th%C6%B0%C6%A1ng-hay-t%E1%BB%95n-th%C6%B0%C6%A1ng/10155093215330562?pnref=story)

Chăm sóc

Chăm sóc

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tình cảm con người Việt thật lắt léo. Thương không nói là thương mà phải giơ roi mới là thương. Không biết ở đây có bao nhiêu người chịu tổn thương mà não vẫn nghĩ: “Họ thương mình lắm đó.”, trừ những trường hợp tìm thấy khoái cảm trong tra tấn. Ừ thì đó chỉ là câu tục ngữ nói quá lên như vậy, chứ ý đúng là có quan tâm, thương yêu thì mới nghiêm khắc uốn nắn. Nhưng tôi biết, nhiều hành động gây tổn thương thế chất lẫn tinh thần của người khác đều lạm dụng nửa vế đầu để ngụy biện cho mình. Giáo dục nước nhà những năm gần đây, nhiều hành động sử dụng vũ lực của giáo viên đối với học sinh đã được báo cáo nhờ sức mạnh của công nghệ và truyền thông. Khoan hãy nói ai đúng ai sai, hay “bụt không trêu gà thì gà nào mổ mắt”, nhờ những “tấm gương” đấy, giáo viên trước khi định giơ tay tát học sinh cũng phải kiềm chế ít nhiều. Kinh dị hơn,tôi nghe không ít những ý kiến từ phía các bạn mình rằng, xưa chúng tôi bị nện nặng hơn mới nên người. Và rằng ai chẳng từng bị đánh, có gì mà phải lên án. Lập luận kiểu, đời tao bị nện rồi, mày cũng bị nện đi, không là sướng quá hóa rồ. Có ông bố trẻ nói chuyện với tôi về dạy con. Sau một hồi vòng vo, anh thừa nhận, bực quá mà cháu quấy nên anh phải đánh. Anh cũng vỗ vai tôi thân thiện, cô cứ có con đi rồi sẽ hiểu. Tất nhiên, con tôi sẽ không ra đời chỉ vì mẹ nó muốn có những trải nghiệm kiểu này. Có lẽ nào nền tảng của giáo dục nước nhà lại là roi vọt? Tôi có 2 cháu trai rất nghịch ngợm. Cậu bé ở Việt Nam được gửi ở một nhà trẻ tư có hệ thống camera để ohuj huynh có thể kiểm tra con mình bất cứ lúc nào. Bố mẹ cậu bé xác nhận hơn 1 năm đi học, dù cháu bị phạt nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy hay nghe con kể bị cô đánh. Chàng kia thì ở Nhật Bản. Chuyện giằng đồ chơi của bạn dường như là sở thích lúc ở Việt Nam rồi. Chị họ tôi có kể cô giáo đã cho chàng một bài học về chia sẻ là như thế nào. Đó là tinh thần của người Nhật. Dù “bản năng” của cháu đôi khi vẫn trỗi dậy, nhưng ở 1 môi trường tốt, con người nhẫn nại, đến giờ sau 2 năm, anh chị tôi không còn phải sang giải quyết tranh chấp giữa các cháu khi chơi ở nhà nữa. Tôi biết, cũng không ít người Việt nhân danh tình bạn, sự quan tâm và yêu thương để nói hay làm những việc làm đau người khác. Họ bất chấp người kia có cảm nhận được hay không thứ tình cảm ấy. Họ quên rằng, khi con người bị tổn thương, trái tim đủ đau để lý trí không còn chỗ đứng. Ta luôn có nhiều lựa chọn, tại sao phải chọn cách khiến cả ta và người kia khổ sở cả thể xác lẫn tinh thần? Hơn 20 năm, tôi sống trong mớ lùng bùng ấy. Tôi chợt nhận ra rằng, con người ai cũng có nhu cầu “nghe ngọt” chẳng cứ gì phu nữ. Ngọt ngào không có nghĩa là lừa phỉnh. Chân thành, lô gich cũng đi tới trái tim và bộ não người nghe vậy. Qua rồi thời kì thô nhưng thật, vì giờ rất nhiều cái thật đẹp đẽ bình yên lắm. Những thô lỗ cục cằn nên thuộc về thời hoang dại thì hơn. Cứ sống thật với tình cảm của mình, thương thì nói là thương, quan tâm mọi người, không thương được nữa thì bỏ đi. Có gì đâu mà nặng nề. Đừng mồm phun nước bọt cay độc mà cứ bảo là yêu lắm. Như thế chỉ khiến người mình yêu hoảng sợ mà bỏ chạy thôi. Thế nhé, sống thật không khó đâu. Đừng dạy nhau sống ngược với chính mình. Và cũng đừng để những người gắn mác yêu thương giả tạo lợi dụng. Đời này ngắn lắm, sao chúng mình không cho nhau cơ hội?

Đừng quay lưng với chính bản thân

Không thể thờ ơ với bản thân hơn nữa, phải viết thôi.

Rằng giờ đây mình cởi mở với đời hơn. Giờ đã biết dừng xe cái kít trước mặt anh Tây cầm bản đồ để hỏi Tớ giúp gì được không này. Thấy việc thì thêm tay thêm chân giúp người ta. Không có tài khởi xướng thì ủng hộ nhiệt tình cũng tốt. Thấy hay thì khen. Không thích thì bớt lời đi cũng chẳng ai nói mình câm. Nếu bỏ qua được thì quên luôn. Thấy bản thân không chịu được thì cứ vứt bỏ đi. Các thể loại “nhà người ta” hay “mọi người bảo” thì cho qua. Những người phải đeo mặt nạ đám đông vốn không tự tin rồi. Nói không thì giải quyết được gì đâu. Mỗi người có nhiều thời gian đâu mà phải gieo thù hằn. Giận hờn mình còn thấy tiếc nữa là. Chưa đủ lực giúp đỡ cộng đồng thì ta sống tốt đời ta đã nào.

Chính ra là bạn với nhau cũng đơn giản. Tốt với nhau thì chơi. Không thích thì nghỉ. Phức tạp làm gì. Có phải thi Nói đâu mà phải giải thích vì sao không thích. Tình cảm, không thể ép. Chỉ cần gặp nhau luôn vui và bình yên. Không phải trốn tránh đố kị. Có những mối quan hệ bên mình thật lâu dài và lặng thinh. Sao phải lao tâm khổ tứ vì những người phũ phàng cơ chứ?

Chị Ngọc từng nói đại ý, em cứ ngoan cứ xinh đi, đời sẽ đền em. Mình chẳng nghĩ tới đền bù chi xa xôi, nhưng làm sao để xinh tươi hiền hòa cũng đủ hết ngày. Làm nào để tạo không khí bình yên yêu đời quanh mình này; làm nào để có thần thái trong trẻo. Đau buồn mấy chục năm tích tụ thì chắc chả tan ngay như cà phê hòa tan bán sẵn được. Thế nên mỗi ngày cố gắng một ít để rồi một ngày nào đó, ta sẽ trong veo ^^ Quanh ta sẽ chỉ có bình yên nhẹ nhõm, chẳng vấn vương chi phức tạp rối ren.

Thế nhỉ, nghĩ nhiều mà gõ xuống chả bao nhiêu. Giờ thích thì cũng phải đặt báo cáo, bài tập, hầm bà lằng sang một bên, viết đã. Thương bản thân hơn. Không viết, suy nghĩ cứ bay lượn trong đầu. Bứt rứt khổ thân ra.

Hứa review nhiều đồ quá mà chưa chịu viết. Thật là tội lỗi quá mà. Từ từ rồi lên sóng vậy.

Hẳn là AAG đứt thì mình lại hùng hổ vác laptop ra tận quán bạn ngồi câu wifi (nhưng bất thành) viết blog. Và giờ muốn kiếm ảnh để vào post cho đẹp cũng không hiển thị nổi. Đời thật tươi.

Quá trớn

limitation-plane

Đoàn chúng tôi khá đông, chỗ ngồi trên tàu đã được đặt trước. Tuy vậy vẫn còn 1 vài ghế trống. Thoạt đầu một nhóm 3 cụ già đến ngồi nhờ. Do ghế ở 2 dãy khác nhau, chỉ một cụ được nhóm bạn nữ mời ngồi, còn 3 con đực châu Mỹ Đình dãy còn lại từ chối khéo. Tôi lặng lẽ quan sát vụ việc. 1 cụ cố đứng cạnh cụ còn lại, còn 1 cụ đi xuống tìm ghế khác. Đám đực cười rất hỉ hả sau khi từ chối và còn nhận được đồng tình của thầy.

Đến ga sau, 3 cụ đều xuống. Lên tàu người đông gấp đôi. Một đôi vợ chồng người  Nhật lại xin ngồi nhờ. Câu chuyện lặp lại. Anh chồng nhường vợ ngồi, và đứng bên cạnh. Đám đực cười nói rất hoan hỉ. Tôi quyết định nhường chỗ của mình cho anh chồng, và chuyển lên chỗ trống của 3 con đực kia vì không ai có thể nói tôi ko được ngồi chỗ đó cả. 2 vợ chồng họ hẳn nhiên cảm ơn tôi rối rít.

Chuyện bắt đầu khiến tôi khó chịu khi con đực nước anh em với Việt Nam ngồi cạnh tôi hỏi đùa (chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Anh): “Mày là người Nhật à mà nhường chỗ cho bọn nó?”. Tôi đáp: “Là người có lương tâm ai cũng sẽ làm như tao thôi.”

– Bọn tao ĐÙA mà.

– Tao hiểu trò đùa của mày, nhưng người châu Á coi đó là nói thật. Người Nhật nghiêm túc mà.

3 con đực im lặng. Nghĩ mọi việc dừng ở đây, tôi lấy tai nghe nhạc, thả cảm xúc trôi theo lời bài hát. Vốn tôi hay nghe nhạc buồn nên cảm xúc cũng vì tăng xông. Trùng hợp, con đực ngồi cạnh bất đắc dĩ bắt đầu lôi tôi vào câu chuyện hài hước của nó bằng câu:

– Linh này, mày đổi chỗ cho chị Nhật kia đi.

2 đứa còn lại cũng hùa theo. Tôi định chửi nó bằng tiếng Anh, nhưng chợt nhớ vợ chồng người Nhật ngồi kế bên nên tôi chỉ nhếch lẩm bẩm đủ nó nghe: “Thế thì mày không nên trêu họ từ đầu.”

Đỉnh điểm, là khi một thầy giáo khác lên tàu và không có chỗ ngồi. 1 con đực trêu bảo tôi (đang giả vờ ngủ gật) đứng lên nhường chỗ cho thầy. Tôi hơi ngại vì thầy đứng cạnh, nên nhíu mày bảo nó:

– Là thằng đàn ông thì nên đứng lên nhường chỗ thay vì bảo phụ nữ nhường chỗ.

Nó không nói nữa, nên con đực cạnh tôi tiếp lời:

– Thầy ngồi giữa bọn em đi thầy. Con này có là gì đâu (She’s nothing.)

Tôi quay sang, giận hết sức, nhìn thẳng vào mắt nó gắt lên, bỏ qua sự có mặt của thầy và mọi người trong khoang:

– 3 thằng đàn ông mà phải bắt 1 đứa con gái đứng lên á? Mày là loại đàn ông gì vậy? Mày nói tao không là gì, thế thì mày nói xem loại đàn ông như bọn mày thì là cái thá gì?

Lúc ấy, thầy đứng bên cố giảng hòa, còn nó mở to mắt nhìn tôi. Lắp bắp, nó nói:

– Mày có muốn tao ghi hình mày lại không?

– Mày có quyền ghi hình, tao ko cấm. Mày nên ghi lại từ đoạn 3 bọn mày không cho cụ già ngồi nhờ ấy. Tung lên Youtube cho cả thế giới biết bọn mày là loại gì. Yên tâm, tao ghi âm từ đầu câu chuyện bằng máy MP3 rồi, Chất lượng âm thanh tốt lắm.

3 thằng quay sang nói chuyện bằng tiếng của nó. Tôi nhắm mắt giấu cảm xúc. Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới 1 chuyện khác tương tự.

Một lần cấp bách, tôi cần mua mới lọ tẩy trang tôi dùng sắp hết. Nhân dịp anh khi ấy nói mai anh ấy đi Nhật, tôi nhờ mua kèm dặn dò cẩn thân tên, ảnh, kích cỡ loại tôi cần không quên nhắn nhủ tầm quan trọng của món hàng với mình. Nghĩ giỏi lắm 1 tuần anh về. Sau 4 ngày anh về thật, nhưng nói không mua cho tôi vì không có cỡ tôi cần. Hẳn nhiên là tôi rú lên tru tréo. Anh an ủi bảo đầu tuần sau anh đi Nhật mua cho, tôi không phải liều mình dùng hàng trong nước làm gì. Sang tuần tôi căn ngày anh về sau 1 ngày mới dám hỏi hàng vì nghĩ anh bay về mệt. Anh tỉnh bơ bảo cuối tuần anh mới đi, nói tôi nhớ nhầm. Thầy tôi làm căng chuyện, anh bảo lúc trước anh ĐÙA, rồi trách sao tôi nghiêm túc thế. Tôi nói anh đùa không đúng chỗ. Chuyện anh không đi Nhật nữa, hoặc không mua cho tôi đâu thì nên nói rõ để tôi còn chủ động mua chỗ khác. Chuyện không phải chỉ là cái lọ tẩy trang con con, mà là cách anh đối xử với tôi.

Đàn ông có khiếu hài hước rất được lòng chị em, nhưng cũng vì thế, họ dễ dàng đi quá xa trong trò đùa của mình. Đến mức họ làm sai thì chỉ cần bảo “đùa thôi mà” thường sẽ được cho qua. Tôi luôn nghĩ vượt qua giới hạn của bản thân là 1 điều tốt. Nhưng trong 2 tình huống tôi kể trên, chuyện ĐÙA không vui chút nào khi câu đùa của bạn ảnh hưởng xấu tới lợi ích của người khác. Hoặc tệ hơn, tôi xin phép được võ đoán, nâng cao quan điểm rằng: nhiều người lạm dụng câu “đùa” để bọc lấy sự ích kỉ, xấu xa, độc ác của bản thân. Họ nghĩ họ có thể bịt mồm người khác, nhưng không phải là tôi.

1/6/2014

Trưa vẫn mơ một giấc mơ không nên mơ, vẫn về người không cần nhớ. Mình không nên cứ tạo một sợi dây liên kết vô hình như thế này. Vẫn biết giờ còn nhiều mối lo phải nghĩ, nhiều người cần quan tâm hơn bên cạnh, tại sao không đừng được bản thân nhỉ? Mình có phải là người không kiểm soát nổi bản thân đâu. Giờ tự nhiên lại duy tâm thế này.

Dù chỉ là mơ thì trong giấc mơ của mình bạn vẫn rất đáng yêu. Cái dáng quay lưng lại với mình, nói vọng ra, mặt rõ là phụng phịu. Rõ là bạn giận mình, vẫn là hiểu lầm ấy mà. Có khi mình hoang tưởng mới vậy. Người ta chỉ giận dỗi với người họ quan tâm thôi.

Mình thích bạn cười, muốn bạn được thảnh thơi ngồi ôm tablet vô tư lự.

Thật kì lạ khi có những người chẳng phải máu mủ ruột già mà ta lại muốn bảo vệ họ khỏi giông tố cuộc đời, dẫu dù ta chẳng yêu họ đâu.